Nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì? Bệnh lỹ này không phải là hiếm gặp, song khá nhiều người còn xa lạ khi nghe đến tên bệnh lý này. Thực tế đây là nhóm bệnh lý mà nguy cơ mắc bệnh qua đường thở do sự tồn tại của virus hoặc vi khuẩn trong môi trường. Khả năng lây nhiễm các bệnh này rất cao, do đó hiểu biết và chủ động phòng ngừa bệnh là điều tối quan trọng.
Nhiễm trùng hô hấp là bệnh gì?
Bệnh nhiễm trùng hô hấp dùng để chỉ bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào liên quan đến đường hô hấp. Nhiễm trùng hô hấp bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
Mặc dù có một số bất đồng trong việc phân chia ranh giới chính xác giữa đường hô hấp trên và dưới, đường hô hấp trên thường được cho là trên sụn nắp hoặc dây thanh âm, bao gồm mũi, xoang, họng và thanh quản. Điển hình của nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, một số loại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể bao gồm ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt nhẹ, nặng mặt và hắt hơi.
Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, các ống phế quản, các tiểu phế quản và hai phổi.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh truyền nhiễm. Hai nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng đường hô hấp dưới là viêm phế quản và viêm phổi. Cúm ảnh hưởng đến cả hai đường hô hấp trên và dưới nhưng nguy hiểm hơn như nhiễm H5N1 có xu hướng bám vào các thụ thể sâu trong phổi.
Triệu chứng nhận biết nhiễm trùng đường hô hấp
Hầu hết nhiễm trùng đường hô hấp gây ra triệu chứng viêm long đường hô hấp trên đầu tiên, sau có thể tấn công vào các cơ quan hô hấp sâu hơn trong cơ thể như phổi, xoang,… Cụ thể, những triệu chứng nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp như:
-
Hắt hơi.
-
Ho.
-
Sổ mũi.
-
Đau họng.
-
Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang hoặc viêm phổi.
-
Đau đầu.
-
Sốt.
-
Cơ thể nhức mỏi, đặc biệt là các cơ.
-
Mất vị giác, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi vị giác.
-
Nổi hạch,…
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng hô hấp?
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Virus Adeno. Đây là một nhóm các vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp. Virus Adeno bao gồm hơn 50 loại khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường, viêm phế quản và viêm phổi;
- Phế cầu. Phế cầu là một loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não và cũng có thể kích hoạt một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi;
- Virus Rhino. Đây là tác nhân gây ra cảm lạnh thông thường. Cảm lạnh thường nhẹ trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.
Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Tùy vào tác nhân gây bệnh cụ thể mà việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể khác nhau. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong điều trị và đẩy lùi nhóm bệnh này, do đó bệnh nhân cần lưu ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất và tăng cường miễn dịch tự nhiên. Các trường hợp bệnh nặng, nguy cơ biến chứng thì có thể can thiệp điều trị bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ lây nhiễm cao, khả năng gây bùng dịch và gây biến chứng cho bệnh nhân hệ miễn dịch yếu nên việc phòng ngừa vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Do khả năng lây nhiễm cao nên người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cần được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm cho đến khi kiểm soát được bệnh. Bản thân người bệnh lẫn người chăm sóc, gia đình và y bác sĩ cần nhận thức rõ bệnh để cùng thực hiện biện pháp theo dõi, phòng ngừa lây nhiễm.
Để kiểm soát sự lây lan các hạt khí dung mang mầm bệnh, bệnh nhân có thể dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, các vật dụng cá nhân của người bệnh như khẩu trang, khăn tay, khăn mặt,… cần được làm sạch, khử trùng đúng cách và hạn chế tái sử dụng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.