Bệnh chàm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Bệnh chàm là một trong số những bệnh lý liên quan đến da liễu. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe những bệnh lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến cho chúng ta đánh mất sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy bệnh chàm – Eczema là gì, nguyên nhân hình thành bệnh cũng như giải pháp điều trị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tham khảo trong nội dung sau đây.

Bệnh chàm (Eczema) là bệnh gì?

Cùng với viêm da cơ địa, chàm cũng là một trong những bệnh lý phổ biến trên da. Chàm còn có tên gọi khoa học là Eczema với nguồn gốc từ gốc tiếng Hy Lạp Eczeo, chỉ những tổn thương là mụn nước. Trong dân gian thường gọi bệnh này là chàm tổ đỉa, do những tổn thương lặp đi lặp lại nhiều lần khiến da sần sùi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.

Theo định nghĩa khoa học, chàm là một trạng thái viêm lớp nông của da dưới dạng cấp tính và mãn tính, có diễn biến khá phức tạp. Bệnh chàm có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó các nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

164323-benh-cham

  • Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém

  • Trẻ chơi trong môi trường bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ

  • Các đối tượng làm công việc nội trợ và thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.

  • Người nhạy cảm với thời tiết và dễ bị kích ứng khi có tác động từ bên ngoài

  • Người có người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh chàm da

Bệnh chàm mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng khó lường như:

  • Nhiễm trùng trên da: Những tổn thương không được chữa lành tận gốc, khiến cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng hình thành.

  • Nhiễm nấm

  • Viêm da tróc vảy

  • Các vấn đề về mắt như: Viêm mí mắt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể và bong võng mạc, giảm thị lực

  • Rối loạn giấc ngủ: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chàm là rối loạn giấc ngủ, khiến tinh thần sa sút.

  • Hen suyễn, dị ứng cũng là một trong những biến chứng thường thấy ở người bị bệnh chàm.

Bệnh chàm có lây không?

Bởi là bệnh ngoài da nên nhiều người thường băn khoăn lo lắng vấn đề lây nhiễm của bệnh chàm. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu thực tế, chàm da không có khả năng lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường, ít lan truyền từ vùng da này sang vùng da khác. Do đó, người bệnh không nên quá tự ti, ngại tiếp xúc với người khác khi bị bệnh.

Thay vào đó, để bảo vệ cho vùng da bị chàm, khi đi ra ngoài, người bệnh nên có các biện pháp bảo vệ để hạn chế tình trạng bội nhiễm, đặc biệt là sau khi bôi thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng, thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng vì một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm là do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc lựa chọn một phương pháp giải quyết bệnh triệt để cũng là điều cần thiết để ngăn chặn sự phát triển, lan rộng của các vùng da bị bệnh.

Nguyên nhân bệnh chàm

Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm thường không được xác định rõ ràng và khá phức tạp. Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu, bệnh chàm hình thành là do có sự liên quan đến những kháng nguyên được gia tăng ở trong các tế bào lympho và trong huyết tương.

Mặc dù không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng theo một số thống kê, bệnh chàm hình thành có thể là do các tác nhân bên trong và bên ngoài.

Tác nhân bên trong

  • Thần kinh bị rối loạn: Sự mệt mỏi, căng thẳng, áp lực trong một khoảng thời gian dài cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch bị rối loạn. Điều này sẽ gây ra các phản ứng quá mẫn và dẫn đến bệnh chàm.
  • Do nội tiết tố bị rối loạn: Bệnh chàm có thể xảy ra khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố. Sự rối loạn này sẽ gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, làm sản sinh ra các tế bào lympho và gây ra bệnh lý.
  • Chức năng nội tạng bị rối loạn: Sự rối loạn của một số cơ quan ở trong cơ thể như dạ dày, gan, tuyến giáp… sẽ tác động tới cơ chế hình thành và dẫn đến sự hình thành của bệnh chàm.

Bac-si-tiet-lo-cach-dieu-tri-benh-cham-cuc-hieu-qua-tu-bai-thuoc-benh-cham-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-1545807407-333-width600height600

Tác nhân bên ngoài

  • Do các bệnh lý ngoài da: Những bệnh ngoài da như bệnh nấm, viêm da, bệnh ghẻ… nếu không được chủ động điều trị kịp thời sẽ rất dễ tiến triển thành bệnh chàm.
  • Các dị nhân ở bên ngoài: Những dị nhân bên ngoài môi trường như khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, mủ nhựa động vật, thực phẩm, côn trùng có chứa nọc độc… cũng có thể gây ra bệnh chàm.

Triệu chứng của bệnh chàm

Do bệnh chàm bao gồm nhiều bệnh nhỏ khác nhau nên mỗi bệnh sẽ được đặc trưng bởi các dấu hiệu riêng. Sau đây là những triệu chứng chung của những người mắc bệnh chàm:

  • Da bị tấy đỏ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị chàm. Lúc này, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ, hồng và có màu sắc khác biệt với vùng da khác. Không chỉ bị tấy đỏ, bệnh nhân còn luôn cảm thấy nóng rát, sưng ngứa rất khó chịu.
  • Xuất hiện các mụn nước: Tình trạng mụn nước thường xuất hiện khi da bị tấy đỏ. Các nốt mụn nhỏ li ti khi bị vỡ sẽ chảy ra một lượng dịch nhất định. Càng ngày, chúng sẽ càng xuất hiện nhiều và tạo thành từng mảng. Nếu các mụn nước này không vỡ thì chúng sẽ khô lại và bong vảy giống như các nốt vảy nến.
  • Da bị bong tróc, nứt nẻ: Hiện tượng này xảy ra khi các mụn nước bị vỡ. Lúc này, vùng da sẽ bị khô lại và bong tróc thành những mảng nhỏ. Một khi vùng da này bong ra, da sẽ bóng giống như các vết sẹo được để lại.
  • Xuất hiện các mảng da “hằn cổ trâu”: Đây chính là tình trạng những vùng da bị bệnh chàm đang ngày càng dày lên do lớp biểu bì ngày một tăng, nhìn qua có thể hiểu nhầm là bị tổ đỉa. Màu sắc tại những vùng da này cũng thường đậm hơn so với các vùng da bình thường khác. Nếu bạn dùng tay gãi vào vùng da này rồi lại gãi lên vùng da khác thì nguy cơ lây lan bệnh sẽ rất cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm là một căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải không phân biệt độ tuổi, giới tính, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh càng trở nên cấp thiết:

– Đối với những người mà trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm cần chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo cơ thể tránh xa những nguyên nhân gây bệnh như: Các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm nguyên liệu cao su, sơn xe,…

– Uống đủ nước mỗi ngày, đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà rất hiệu quả. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn cần uống 2-2,5 lít nước.

– Có chế độ ăn uống hợp lý: Các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh), trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh.

– Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng (hải sản, gà, vịt xiêm, mắm).

– Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.

– Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng. Khi có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm.